In kỹ thuật số là công nghệ in ấn hiện đại nhất được ra đời trong những năm gần đây. Vậy kỹ thuật in này có gì khác biệt so với in offset truyền thống và công nghệ in nào tốt hơn? Cùng Minh Minh Nhựt tìm hiểu tại bài viết ngay nhé!
Mục lục
In kỹ thuật số là gì?
In kỹ thuật số là phương pháp in ấn ứng dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại vào in ấn. Các hình ảnh sẽ được nạp vào máy sẽ được hệ thống xử lý số liệu phân tích, pha màu tự động và tiến hành in lên giấy. In kỹ thuật số cho ra đời thành phẩm in ngay lập tức với số lượng lớn và chất lượng hình ảnh sắc nét.
In offset là gì?
In offset là công nghệ in ấn sử dụng lực ép của các tấm offset được làm bằng cao su đã được lăn qua mực từ trước để in lên bề mặt giấy. Các lớp mực sẽ được in chồng lên nhau từng bước cho đến khi hoàn thiện thành phẩm.
In offset đảm bảo chất lượng màu sắc in chuẩn, hình sắc nét, đồng thời khắc phục tối đa các lỗi cơ bản trong in ấn như in mờ, mực in không đều, mực nhòe hay in sai màu.
Phân tích điểm khác biệt giữa in kỹ thuật số và in Offset
Về tuổi đời
So với in kỹ thuật số thì in offset có tuổi đời lâu hơn với tuổi đời hơn 100 năm.
Về màu sắc bản in
In kỹ thuật số in thành phẩm bằng cách mô phỏng lại màu sắc thông qua tổng hợp từ hệ màu CMYK. Trong khi đó, công nghệ in offset dùng mực Pantone làm hệ màu chuẩn với đặc điểm đòi hỏi sự chính xác về hệ màu cao, đặc biệt là ấn phẩm liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu như tem nhãn, catalogue,…
Mặc dù hệ màu của in offset không đa dạng bằng in kỹ thuật số nhưng phương pháp này sở hữu điểm cộng là đem lại cảm giác chân thực và sắc nét hơn.
Về số lượng và kích thước bản in
Kích thước in ảnh kỹ thuật số khá khiêm tốn, chỉ khoảng 19-29’. Còn in offset có lợi thế in trên khổ giấy lớn khoảng 29-40’ với số lượng lớn hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu bản.
Do đó, công nghệ in offset được ứng dụng rộng rãi trong in ấn thương mại như ấn phẩm quảng cáo, tiếp thị,. Trong khi đó, công nghệ in kỹ thuật số là cứu cánh cho những đơn hàng có tính chất nhanh gọn, linh động hoặc thường xuyên thay đổi mẫu mã.
Về tốc độ in
Thời gian in hàng loạt bằng phương pháp offset khá nhanh, tuy nhiên công đoạn lắp ráp và vệ sinh khuôn cao su tốn khá rườm rà.
So với in offset thì thời gian chuẩn bị thiết bị in kỹ thuật số nhanh hơn hẳn nhanh vì không cần phải sử dụng các bản, khuôn in. Trong trường hợp bản thiết kế bị lỗi cần điều chỉnh tức thời thì phương pháp kỹ thuật số xử lý một cách nhanh gọn.
Về công nghệ
In kỹ thuật số dùng Drum hay còn gọi là trống mực để tiếp nhận hình ảnh từ máy tính bằng các ion. Sau đó nhận mực rồi tiến hành ép mực lên mặt giấy.
Công nghệ của offset sử dụng ống bản in có khắc sẵn thông tin và in gián tiếp thông qua một ống cao su.
Về quy trình in ấn
Quy trình của kỹ thuật in offset truyền thống được đánh giá là phức tạp hơn kỹ thuật số. Các công đoạn cũng khá rườm rà từ khâu thiết kế tới setup máy như ráp phim, chụp bản, lắp bản. Cuối cùng là tiến hành in. Hình ảnh sẽ được đưa ra phim và out kẽm, lúc này mực in từ tấm kẽm truyền ra miếng cao su rồi in đè lên giấy.
Ra đời trong thời gian gần đây, in kỹ thuật số đã loại bỏ rất nhiều công đoạn phức tạp được sử dụng trong các phương pháp in truyền thống, chỉ cần nắm được cách sử dụng in, bạn chỉ cần khởi động và nạp hình ảnh vào máy. Tất cả các bước còn lại đã có công nghệ hiện đại lo.
Về chất liệu in ấn
In offset có thể in lên đa dạng chất liệu như các loại giấy, vải, thậm chí là vật liệu có bề mặt cứng như gỗ. Còn in kỹ thuật số khá kén vật liệu, chủ yếu là được in trên các loại giấy như Kraft, Bristol, Couche, Ivory, giấy decal bóng, decal mờ. Trường hợp cần in nhãn mác bằng in kỹ thuật số trên vải thì bạn có thể lựa chọn chất liệu như cotton,…
Về chi phí
Xét về mặt kinh tế thì in kỹ thuật số có lợi thế tiết kiệm chi phí đáng kể so với in offset nhờ quy trình tinh gọn và không cần sử dụng các vật liệu phụ phục vụ in ấn.
Tuy nhiên đối với những đơn hàng lớn lên tới hàng triệu bản thì in offset lại có ưu thế hơn hẳn bởi doanh nghiệp chỉ cần bỏ chi phí cho tấm kẽm ban đầu.
Còn in kỹ thuật số khi in số lượng lớn sẽ dần phát sinh thêm nhiều khoản chi phí vì khổ in nhỏ, tốn nhiều thời gian.
Nên chọn in kỹ thuật số hay in offset?
Trên đây là những so sánh khách quan về in offset và in kỹ thuật số. Mỗi kỹ thuật in ấn đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Tùy thuộc vào nhu cầu, kinh phí và mục đích in ấn mà mỗi doanh nghiệp sẽ cân nhắc và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Mẹo nhỏ là để đảm bảo chất lượng in kỹ thuật số chất lượng cao, bạn cần đầu tư trang máy móc hiện đại nâng cấp công nghệ và sử dụng khổ giấy to để tiết kiệm chi phí và thời gian in ấn.
Minh Minh Nhựt – Cung cấp bao bì giấy từ in kỹ thuật số chất lượng
Minh Minh Nhựt là một trong những đơn vị in ấn bao bì giấy có tiếng tại khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận. Trong hơn 15 năm hình thành và phát triển, chúng tôi tự hào vì đã nhận được sự tín nhiệm của các khách hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác trong khu vực và thế giới.
Bên cạnh việc đầu tư đội ngũ nhân lực, Minh Minh Nhựt đã đầu tư máy in kỹ thuật số decal Epson ColorWorks C6550A sử dụng công nghệ hiện đại với đầu in PrecisionCore TFP tự sửa lỗi vòi phun. Từ đó cho ra đời sản phẩm in ấn có độ phân giải tối đa 1200 dpi x 1200 dpi.
Với khổ giấy in lên tới 8 inch (21,2cm), từ nay phương pháp in kỹ thuật số đã có thể cho ra đời những mẫu in khổ lớn không thua kém gì in offset.
Không những thế, hệ thống in ấn tại Minh Minh Nhựt còn có khả năng tự thiết kế nhãn và cài đặt in theo số lượng mong muốn.
In nhanh kỹ thuật số và in offset là hai kỹ thuật in được sử dụng phổ biến hiện nay. Trước khi lựa chọn phương pháp nào, bạn cần cân nhắc thật kỹ nhằm tiết kiệm tối đa chi phí. Bên cạnh đó, quý khách hàng cũng cần tham khảo các cơ sở in ấn để tránh trường hợp chọn nhầm xưởng in kém chất lượng, dẫn tới tình trạng tiền mất tật mang. Liên hệ ngay với Minh Minh Nhựt qua số +84 (0)28 3873 4212 hoặc email dung@minhminhnhut.com để được tư vấn kỹ hơn về in kỹ thuật số nhé!